skip to main content
Language:
Search Limited to: Search Limited to: Resource type Show Results with: Show Results with: Search type Index

Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn

Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ thuật và Công nghệ (Bản điện tử), 2021-07, Vol.16 (1), p.47-61 [Peer Reviewed Journal]

ISSN: 2734-9322 ;EISSN: 2734-9594 ;DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.16.1.1403.2021

Full text available

Citations Cited by
  • Title:
    Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn
  • Author: Thủy, Nguyễn Hồng
  • Is Part Of: Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ thuật và Công nghệ (Bản điện tử), 2021-07, Vol.16 (1), p.47-61
  • Description: Tại Tiền Giang, một sản phẩm khoa học công nghệ của Trung tâm Đấu tranh sinh học (trực thuộc Viện Bảo vệ thực vật) - chế phẩm bón gốc (Phân hữu cơ vi sinh Bioroot) sau đây gọi tắt là Bioroot - đã được chuyển giao cho Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang) từ 12/2006 đến tháng 12/2010 trong khuôn khổ Dự án nông thôn miền núi “Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau - quả an toàn” nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Bioroot sau đó tiếp tục được nghiên cứu ứng dụng ở vùng rau chuyên canh của tỉnh Long An từ năm 2012-2015 cùng các loại chế phẩm sinh học khác trên đối tượng rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn quả, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP tại ba huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa tỉnh Long An” nhằm tìm ra các loại chế phẩm sinh học có khả năng hỗ trợ duy trì năng suất, chất lượng rau khi phải giảm lượng phân đạm bón cho cây, nhất là vào giai đoạn cuối và đảm bảo thời gian cách ly phân đạm trước khi thu hoạch để các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn quả phù hợp yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của tiêu chuẩn VietGAP. Đây là một sản phẩm khoa học công nghệ được chuyển giao thông qua một dự án nông thôn miền núi từ cơ quan nghiên cứu ứng dụng cấp trung ương xuống cơ quan nghiên cứu ứng dụng cấp địa phương. Trong thời gian dài, sản phẩm đã được địa phương tiếp nhận, thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trên nhiều đối tương cây trồng khác nhau cho thấy sự phù hợp của sản phẩm này với nhiều chủng loại cây trồng tại địa phương, đồng thời cũng phù hợp với các tiêu chí sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Language: English
  • Identifier: ISSN: 2734-9322
    EISSN: 2734-9594
    DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.16.1.1403.2021
  • Source: Directory of Open Access Journals

Searching Remote Databases, Please Wait